Cách kiểm tra độ chặt của nền đất trước khi xây nhà

Cách kiểm tra độ chặt của nền đất trước khi xây nhà

27/ 10/ 2020 0

Trước khi xây dựng một ngôi nhà để ở hay nhà lắp ghép cho các công trình công nghiệp bạn cần phải xác định được diện tích mà bạn định xây nhà là nền đất yếu hay nền đất chắc chắn. Vậy làm thế nào để kiểm tra được độ chặt của nền đất khi xây nhà. Cùng Lán trại công trình tìm hiểu bài viết sau nhé. 

Xem thêm: Xây nhà lắp ghép có an toàn không?

                  Ưu điểm của nhà lắp ghép là gì?

Đầu tiên khi xây dựng chúng ta cần kiểm tra nền đất để thi công như thế nào. Bạn có thể thấy rằng dù nền đất thi công chắc chắn hay nền đất yếu thì trước khi xây dựng bạn cần xác định được độ chặt của nền đất. Nếu nền đất quá yếu cần phải sử dụng máy dầm nén cho nền đất đảm bảo chắc chắn. 

Trước khi dầm nén đất bạn cần phải đảm bảo độ ẩm tốt nhất của nền đất. Thông thường độ ẩm của đất khi đầm lu chỉ được sai khác tối đa 10% đối với đất dính và 20% đối với đất không dính so với độ ẩm tốt nhất của loại đất đó tìm được trong phòng thí nghiệm. Nếu đất ướt phải xử lí để hạ độ ẩm, nếu đất khô phải tiến hành tưới ẩm để độ ẩm đạt gần độ ẩm tốt nhất. Việc xử lí tưới ẩm phải thực hiện ở ngoài khu vực đắp, đầm nén.

Trước khi tiến hành đắp đất cho công trình nhà ở công nhân, công trình công cộng cần phải tiến hành thí nghiệm để phân biệt từng loại nền đất phục vụ cho công trình khi xây dựng nhằm: 

Hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm.

Xác định ca đầm (hoặc số lượt đầm nén) theo điều kiện thực tế đạt độ chặt K theo yêu cầu thiết kế. Đối với các công trình thiết kế không quy định độ chặt K thì căn cứ vào ca đầm theo định mức thi công để xác định dung trọng đất hoặc độ chặt đất ứng với ca đầm đó.

Xác định độ ẩm tốt nhất của đất khi đầm nén.

Đối với những nền đất cát cần lấy nhiều mẫu khác nhau. Thông thường cứ 500m2 sẽ lấy một mẫu để thử nghiệm. Sau khi lấy mẫu về cần đem về sấy khô  để xác định dung trọng khô max tại hiện trường. Lấy kết đấy chia cho dung trọng khô max khi xác định chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cát sử dụng đắp nền thì được độ chặt .

Đối với vật liệu có chứa sét như đất đồi, subase,v.v.. thì sử dụng phương pháp rót cát để xác định.


Một phương pháp nữa hiện nay đang được sử dụng trong một số dự án lớn ở Việt Nam, đặc biệt là các công trình nhà lắp ghép khung thép: Đo bằng máy đo dung trọng cho kết quả nhanh/tức thời, kết quả hiển thị trên màn hình LCD

Khi thi công đắp đất cần lưu ý

Trước khi tiến hành tôn tạo đắp đất cho nền móng cần nạo vét hết bùn hoặc đất hữu cơ nếu nền đất công trình bạn thi công là khu vực hồ, ao hay nền đất yếu.  Đối với công tác vét bùn phải vét đến độ sâu mà đất tại cao độ đó có chỉ số độ sệt tìm được trong phòng thí nghiệm B<0,5 đồng thời phải tiến hành tiêu thoát nước ngầm hoặc nước mặt.

Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc 1:10 đến 1:5 thì phải đánh xờm bề mặt.

Trường hợp đắp đất trên nền mái dốc có độ dốc từ 1:5 đến 1:3 phải tiến hành đánh cấp, kích thước một cấp rộng x cao. Độ dốc của mỗi bậc phải nghiêng về phía thấp. Nếu chiều cao của mỗi bậc nhỏ hơn 1m thì để mái đứng. Nếu chiều cao lớn hơn 1m thì để mái đến 1:0,5. Nếu nền là đất thiên nhiên lẫn nhiều đá tảng thì không cần xử lí đắp cấp.

Đối với nền đất và nền đất thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 1:3 thì công tác xử lí nền phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế. Bạn chỉ nên rải lớp đất tiếp theo khi những lớp đất nén trước đã đủ độ chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật của công trình đòi hỏi cần có. 

 

Tắt [X]
popup

Số lượng:

Tổng tiền: